Phong thủy luận
Trước nhu cầu lớn về học tập và nghiên cứu phong thủy, tôi mở trang blog này với mục đích đem đến cho những ai quan tâm kiến thức về phong thủy từ cơ bản đến chuyên sâu. Nhằm tôn vinh và bảo tồn những giá trị tâm linh cổ truyền, tránh những sai lầm và ngộ nhận đáng tiếc. Đến với trang blog này chắc chắn những ai quan tâm sẽ tâm đắc với những kiến thức được tiếp nhận để áp dụng cho bản thân và mọi người.
Kiến thức về phong thủy ở trên mạng, trong sách rất đa dạng và phong phú nhưng để áp dụng vào cuộc sống là điều khó khăn, đúng sai khó lường bởi có quá nhiều trường phái phong thủy, thật giả lẫn lộn. Nhất là đối với những ai mới đầu tìm hiểu về khoa phong thủy. Xuất phát từ thực trạng trên tôi đã kết hợp những kiến thức chung nhất, phổ cập nhất, tinh hoa nhất của phong thủy cổ truyền nhằm đem đến những kiến thức chính thống.
Phương châm trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nắm bắt, kiến thức cổ truyền cô đọng, dễ áp dụng nhất.
Mong sao những kiến thức phong thủy cổ truyền đến với mọi người, mọi nhà, góp phần nhỏ bé vào cuộc sống an lành, thịnh vượng. Chỉ có như vậy kiến thức phong thủy cổ truyền mới trường tồn mãi mãi với thời gian.
Trong đời sống của chúng ta hiện nay có quá nhiều những hiện tượng không thể giải thích được. Các lực lượng siêu hình như trời, phật, thần, tiên… vẫn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống hằng ngày của người dân. Người ta cầu cúng khấn vái để mong có được một đời sống vinh hiển hạnh phúc. Đâu đó những điềm báo và những gì xảy ra sau đó vẫn còn làm cho người ta kinh hoàng sợ hãi. Những trò phép thuật, coi bói, coi tướng số, thuật phong thủy…vẫn làm vướng bận cuộc sống bình thường của biết bao người. Mộng mị chiêm bao dẫn đến những hành động chỉ lối đưa đường trong sinh hoạt của con người hiện nay vẫn không phải là hiếm thấy. Việc sử dụng bùa chú để trấn yểm ma quỷ hoặc cúng bái người bị chết oan vẫn thường thấy xảy ra ở các đền đài miếu mạo. Người bình thường tự nhiên trở thành nhà ngoại cảm lập không biết bao nhiêu kì tích lớn lao. Những chuyện linh ứng, báo ứng xảy ra cho người này người khác vẫn được người rỉ tai nhau qua những câu chuyện bên tách trà buổi sáng…Và cứ thấy mỗi buổi chiều tối, trên bàn thờ của mỗi nhà vẫn nghi ngút khói hương thì biết rằng tâm của mỗi người vẫn hướng về cõi linh thiêng , dù cả ngày bận bịu vất vả mưu sinh, họ vẫn không quên đặt niềm tin vào đấng thiêng liêng để được phù hộ độ trì cho cuộc sống thường nhật.
Phong thủy là “học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người”. Về mặt từ nguyên, “風 phong có nghĩa là gió, là hiện tượng không khí chuyển động và 水 thủy có nghĩa là nước, là dòng nước, tượng trưng cho địa thế”
Phong thủy chia thành hai lĩnh vực. Dương trạch là cuộc đất được dùng vào mục đích làm nhà cửa, đình chùa, miếu mạo, thôn xóm, làng mạc, thị trấn, thành phố. Một cuộc đất tốt sẽ mang đến điều may mắn cho chủ nhân. Trong Thiên đô chiếu, vua Lý Thái Tổ căn cứ vào địa thế, phong thủy của thành Đại La để quyết định dời đô:
"Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời."
Phong thủy hài hòa, ở phương diện rộng, mang đến thịnh vượng cho đất nước. Ở phương diện hẹp, phong thủy nơi sinh sống ảnh hưởng đến vận mệnh của từng cá nhân, cho nên nhìn vào địa thế nhà cửa có thể đoán biết được điều lành dữ của chủ nhân. Tương truyền mẹ vua Lê Thánh Tông, “thuở còn hàn vi, ngụ tại phía tây nam nhà Quốc tử giám”. Theo các thầy tướng số “nơi đây nước hồ bao bọc chung quanh nhà”, “có khí vượng của thiên tử” (Vua Thánh Tông – TTNL).
Còn âm trạch là cuộc đất dùng để chôn người chết. Phong thủy cho rằng nếu tổ tiên được chôn vào một cuộc đất tốt thì sẽ truyền phúc đức cho con cháu đời sau. Người xưa lưu tâm đến âm trạch nhiều hơn dương trạch. Người Trung Hoa được xem như bậc thầy trong việc chọn đất đặt mộ huyệt. Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, Tang thương ngẫu lục qua truyện Ngôi mộ bà mẹ của Đào Khản vẫn nhắc đến sách Địa kiểm của Cao Biền – viên tướng nhà Đường cai trị đất Giao Châu vào khoảng thế kỷ thứ IX. Hoàng Phúc – viên đại thần nhà Minh – rất giỏi phong thủy, “khi ở nước ta đã đi xem khắp các kiểu đất và có ghi cả”, để lại sách Kiểm ký (Ông Lê Trãi – TTNL). Nhiều người phương Bắc khác cũng thường sang phương Nam tìm huyệt đất tốt (truyện Đinh Tiên Hoàng – CDTK, Cho bạc được phúc – BTTKL) nhưng cuối cùng mạch đất bao giờ cũng về tay người Việt. Hơn nữa, nước ta cũng có những bậc thầy nổi tiếng về thuật phong thủy sánh ngang với người Trung Hoa như Tả Ao tiên sinh, người làng Tả Ao, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Tang thương ngẫu lục dành hẳn một thiên có tên Tả Ao tiên sinh kể về lai lịch, tài năng của nhân vật này. Khả năng phát hiện mạch đất của ông thần kỳ đến mức chỉ đi ngang gò đất bên đường một lần đã biết ngay đây là “ngôi đất huyết thực”, sau khi mất táng ở đấy sẽ thành Phúc thần. Song dẫu tài giỏi, con người vẫn bị chi phối bởi mệnh trời. Tiên sinh Tả Ao chọn được huyệt miệng rồng “năm trăm năm mới mở một lần mà mở chỉ trong một khắc” ngoài hải đảo, chuẩn bị mang hài cốt mẹ đến chôn ở đó, không may bị sóng gió cản trở, không thể ra chôn được. Tìm được thế đất tốt là dựa vào tài năng của thầy địa lý nhưng có chiếm được thế đất ấy không còn do một chữ duyên định đoạt. “Thật là số mệnh của ta”, tiếng than ấy của Tả Ao tiên sinh hẳn là lời chung của người xưa về lòng người và ý trời.
Việc đề cao thầy phong thủy của người xưa tỏ rõ chọn đất chôn cất tổ tiên là vấn đề hệ trọng bởi lẽ âm trạch liên quan đến sự hưng thịnh hay diệt vong của cả gia tộc. Sở dĩ vua Lê Thái Tổ nắm được quyền lớn là vì chỗ giếng cha ông chết chung quanh có rất nhiều gò “trông ra như chiếc hoa sen tám cánh”, gọi là “huyệt Đế vương thiên táng” (Sự tích vua Lý Thái Tổ - HVLHC). Gia đình Nguyễn Trãi mắc vạ lớn tru di, nguyên nhân ở chỗ vị trí mả tổ nhà ông nằm trúng vào nơi có hình thế “Tướng quân cụt đầu”. Về thế đất ấy, trong bản Kiểm ký của Hoàng Phúc nói rằng: “Nhị Khê mạch đoản, họa thảm tru di” (Ông Lê Trãi – TTNL). Giữa thời loạn sinh ra kẻ gian hùng như Nguyễn Hữu Chỉnh là do năm xưa ông Giám sinh họ Đỗ cắm lầm một cái huyệt cho cha Quận Bằng (Mả tổ Quận Bằng – TTNL). Long khí tỏa ra từ huyệt đất lớn đến mức tác động cả vào tự nhiên, vũ trụ. Mộ huyệt táng hài cốt cha Đinh Tiên Hoàng nằm trong đầm nước, từ đó vọt ra “một luồng khí sáng hồng”, “như một dải lụa chiếu thẳng vào sao Thiên Mã” (Đinh Tiên Hoàng – CDTK). Khi thầy Tả Ao tìm được mạch đất trên núi Hồng Lĩnh, tinh tượng biến đổi khác thường. “Bấy giờ người Minh trông thiên văn đều nói: Các ngôi sao đều chầu cả về phương Nam, nước An Nam họ được đất rồi” (Tả Ao tiên sinh – TTNL). Nhìn chung, Công dư tiệp ký, Hoàng Lê nhất thống chí, Tang thương ngẫu lục,v.v. , khi lý giải về sự thành bại trong cuộc đời các nhân vật lịch sử không chỉ căn cứ vào nhân phẩm, tài năng của nhân vật, mà còn thường xem xét đến mồ mả tổ tiên. Riêng ở Tang thương ngẫu lục 9/90 thiên truyện đã có nhắc đến thế đất huyệt mộ.
Tuy nhiên hình thế của huyệt mộ không phải tồn tại vĩnh viễn. Đã có phương pháp tìm ra ngôi huyệt tốt, ắt hẳn cũng có cách phá hoại. Huyệt mộ ngựa thần mà Đinh Tiên Hoàng lấy được từng giúp ông đánh đâu thắng đấy, gặp tai ương có “rồng vàng hiện lên che chở”. Nhưng về sau, theo lời người khách phương Bắc, Đinh Tiên Hoàng đặt gươm ở cổ ngựa khiến thế đất từ tốt chuyển thành xấu vì “đầu ngựa mang gươm thì bị giết cả cha và con” (Đinh Tiên Hoàng – TTNL). Trong truyện Tả Ao tiên sinh, vị thầy phong thủy tài giỏi này cắm được ngôi huyệt quý giúp con cháu có quyền nghiêng thiên hạ nhưng vua Trung Hoa sai người đến phá, đào trộm mả và lừa bắt con trai ông mang đi. Nhiều long mạch trên khắp nước Việt ta đã bị phá đi như thế.
Nhìn chung thế giới tâm linh thông qua các yếu tố phép thuật, tướng số, bói toán, phong thủy... rất phong phú và đa dạng. Những yếu tố này suy cho cùng đã ăn sâu vào tiềm thức trong mỗi con người . Người ta ăn, ngủ, làm việc, phấn đấu cho tương lai và cả sau khi chết đều không thể thiếu bàn tay dẫn dắt của tâm linh. Nó như những ngọn đèn giúp con người soi tỏ mục đích sống, như những đôi cánh giúp con người thực hiện chân trời mơ ước, và đôi lúc nó như chiếc vòng kim cô kìm tỏa, thức tỉnh những đam mê vượt quá mức kiểm soát của con người. Nó là chiếc chìa khóa vạn năng mở ra đường sinh đường tử mà con người đang ngụp lặn trong bể khổ của trần gian này phải dè chừng và kiêng sợ. Một khi mọi bí ẩn còn chưa có lời đáp thì nó vẫn còn có khả năng thả sức nâng bước con người cũng như có thể trong chừng mực nào đó cưỡng chế tham vọng của con người. Xét cho cùng, yếu tố tâm linh ít nhiều cũng giáo dục đường ngay lẽ phải giúp con người sống tốt hơn, thiện hơn. Tất nhiên chuyện “buôn thần bán thánh” mưu cầu lợi ích cá nhân cũng không thể tránh khỏi khi sự hiểu biết của con người còn nhiều hạn chế.
Kiến thức về phong thủy ở trên mạng, trong sách rất đa dạng và phong phú nhưng để áp dụng vào cuộc sống là điều khó khăn, đúng sai khó lường bởi có quá nhiều trường phái phong thủy, thật giả lẫn lộn. Nhất là đối với những ai mới đầu tìm hiểu về khoa phong thủy. Xuất phát từ thực trạng trên tôi đã kết hợp những kiến thức chung nhất, phổ cập nhất, tinh hoa nhất của phong thủy cổ truyền nhằm đem đến những kiến thức chính thống.
Phương châm trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nắm bắt, kiến thức cổ truyền cô đọng, dễ áp dụng nhất.
Mong sao những kiến thức phong thủy cổ truyền đến với mọi người, mọi nhà, góp phần nhỏ bé vào cuộc sống an lành, thịnh vượng. Chỉ có như vậy kiến thức phong thủy cổ truyền mới trường tồn mãi mãi với thời gian.
Trong đời sống của chúng ta hiện nay có quá nhiều những hiện tượng không thể giải thích được. Các lực lượng siêu hình như trời, phật, thần, tiên… vẫn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống hằng ngày của người dân. Người ta cầu cúng khấn vái để mong có được một đời sống vinh hiển hạnh phúc. Đâu đó những điềm báo và những gì xảy ra sau đó vẫn còn làm cho người ta kinh hoàng sợ hãi. Những trò phép thuật, coi bói, coi tướng số, thuật phong thủy…vẫn làm vướng bận cuộc sống bình thường của biết bao người. Mộng mị chiêm bao dẫn đến những hành động chỉ lối đưa đường trong sinh hoạt của con người hiện nay vẫn không phải là hiếm thấy. Việc sử dụng bùa chú để trấn yểm ma quỷ hoặc cúng bái người bị chết oan vẫn thường thấy xảy ra ở các đền đài miếu mạo. Người bình thường tự nhiên trở thành nhà ngoại cảm lập không biết bao nhiêu kì tích lớn lao. Những chuyện linh ứng, báo ứng xảy ra cho người này người khác vẫn được người rỉ tai nhau qua những câu chuyện bên tách trà buổi sáng…Và cứ thấy mỗi buổi chiều tối, trên bàn thờ của mỗi nhà vẫn nghi ngút khói hương thì biết rằng tâm của mỗi người vẫn hướng về cõi linh thiêng , dù cả ngày bận bịu vất vả mưu sinh, họ vẫn không quên đặt niềm tin vào đấng thiêng liêng để được phù hộ độ trì cho cuộc sống thường nhật.
Phong thủy là “học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người”. Về mặt từ nguyên, “風 phong có nghĩa là gió, là hiện tượng không khí chuyển động và 水 thủy có nghĩa là nước, là dòng nước, tượng trưng cho địa thế”
Phong thủy chia thành hai lĩnh vực. Dương trạch là cuộc đất được dùng vào mục đích làm nhà cửa, đình chùa, miếu mạo, thôn xóm, làng mạc, thị trấn, thành phố. Một cuộc đất tốt sẽ mang đến điều may mắn cho chủ nhân. Trong Thiên đô chiếu, vua Lý Thái Tổ căn cứ vào địa thế, phong thủy của thành Đại La để quyết định dời đô:
"Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời."
Phong thủy hài hòa, ở phương diện rộng, mang đến thịnh vượng cho đất nước. Ở phương diện hẹp, phong thủy nơi sinh sống ảnh hưởng đến vận mệnh của từng cá nhân, cho nên nhìn vào địa thế nhà cửa có thể đoán biết được điều lành dữ của chủ nhân. Tương truyền mẹ vua Lê Thánh Tông, “thuở còn hàn vi, ngụ tại phía tây nam nhà Quốc tử giám”. Theo các thầy tướng số “nơi đây nước hồ bao bọc chung quanh nhà”, “có khí vượng của thiên tử” (Vua Thánh Tông – TTNL).
Còn âm trạch là cuộc đất dùng để chôn người chết. Phong thủy cho rằng nếu tổ tiên được chôn vào một cuộc đất tốt thì sẽ truyền phúc đức cho con cháu đời sau. Người xưa lưu tâm đến âm trạch nhiều hơn dương trạch. Người Trung Hoa được xem như bậc thầy trong việc chọn đất đặt mộ huyệt. Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, Tang thương ngẫu lục qua truyện Ngôi mộ bà mẹ của Đào Khản vẫn nhắc đến sách Địa kiểm của Cao Biền – viên tướng nhà Đường cai trị đất Giao Châu vào khoảng thế kỷ thứ IX. Hoàng Phúc – viên đại thần nhà Minh – rất giỏi phong thủy, “khi ở nước ta đã đi xem khắp các kiểu đất và có ghi cả”, để lại sách Kiểm ký (Ông Lê Trãi – TTNL). Nhiều người phương Bắc khác cũng thường sang phương Nam tìm huyệt đất tốt (truyện Đinh Tiên Hoàng – CDTK, Cho bạc được phúc – BTTKL) nhưng cuối cùng mạch đất bao giờ cũng về tay người Việt. Hơn nữa, nước ta cũng có những bậc thầy nổi tiếng về thuật phong thủy sánh ngang với người Trung Hoa như Tả Ao tiên sinh, người làng Tả Ao, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Tang thương ngẫu lục dành hẳn một thiên có tên Tả Ao tiên sinh kể về lai lịch, tài năng của nhân vật này. Khả năng phát hiện mạch đất của ông thần kỳ đến mức chỉ đi ngang gò đất bên đường một lần đã biết ngay đây là “ngôi đất huyết thực”, sau khi mất táng ở đấy sẽ thành Phúc thần. Song dẫu tài giỏi, con người vẫn bị chi phối bởi mệnh trời. Tiên sinh Tả Ao chọn được huyệt miệng rồng “năm trăm năm mới mở một lần mà mở chỉ trong một khắc” ngoài hải đảo, chuẩn bị mang hài cốt mẹ đến chôn ở đó, không may bị sóng gió cản trở, không thể ra chôn được. Tìm được thế đất tốt là dựa vào tài năng của thầy địa lý nhưng có chiếm được thế đất ấy không còn do một chữ duyên định đoạt. “Thật là số mệnh của ta”, tiếng than ấy của Tả Ao tiên sinh hẳn là lời chung của người xưa về lòng người và ý trời.
Việc đề cao thầy phong thủy của người xưa tỏ rõ chọn đất chôn cất tổ tiên là vấn đề hệ trọng bởi lẽ âm trạch liên quan đến sự hưng thịnh hay diệt vong của cả gia tộc. Sở dĩ vua Lê Thái Tổ nắm được quyền lớn là vì chỗ giếng cha ông chết chung quanh có rất nhiều gò “trông ra như chiếc hoa sen tám cánh”, gọi là “huyệt Đế vương thiên táng” (Sự tích vua Lý Thái Tổ - HVLHC). Gia đình Nguyễn Trãi mắc vạ lớn tru di, nguyên nhân ở chỗ vị trí mả tổ nhà ông nằm trúng vào nơi có hình thế “Tướng quân cụt đầu”. Về thế đất ấy, trong bản Kiểm ký của Hoàng Phúc nói rằng: “Nhị Khê mạch đoản, họa thảm tru di” (Ông Lê Trãi – TTNL). Giữa thời loạn sinh ra kẻ gian hùng như Nguyễn Hữu Chỉnh là do năm xưa ông Giám sinh họ Đỗ cắm lầm một cái huyệt cho cha Quận Bằng (Mả tổ Quận Bằng – TTNL). Long khí tỏa ra từ huyệt đất lớn đến mức tác động cả vào tự nhiên, vũ trụ. Mộ huyệt táng hài cốt cha Đinh Tiên Hoàng nằm trong đầm nước, từ đó vọt ra “một luồng khí sáng hồng”, “như một dải lụa chiếu thẳng vào sao Thiên Mã” (Đinh Tiên Hoàng – CDTK). Khi thầy Tả Ao tìm được mạch đất trên núi Hồng Lĩnh, tinh tượng biến đổi khác thường. “Bấy giờ người Minh trông thiên văn đều nói: Các ngôi sao đều chầu cả về phương Nam, nước An Nam họ được đất rồi” (Tả Ao tiên sinh – TTNL). Nhìn chung, Công dư tiệp ký, Hoàng Lê nhất thống chí, Tang thương ngẫu lục,v.v. , khi lý giải về sự thành bại trong cuộc đời các nhân vật lịch sử không chỉ căn cứ vào nhân phẩm, tài năng của nhân vật, mà còn thường xem xét đến mồ mả tổ tiên. Riêng ở Tang thương ngẫu lục 9/90 thiên truyện đã có nhắc đến thế đất huyệt mộ.
Tuy nhiên hình thế của huyệt mộ không phải tồn tại vĩnh viễn. Đã có phương pháp tìm ra ngôi huyệt tốt, ắt hẳn cũng có cách phá hoại. Huyệt mộ ngựa thần mà Đinh Tiên Hoàng lấy được từng giúp ông đánh đâu thắng đấy, gặp tai ương có “rồng vàng hiện lên che chở”. Nhưng về sau, theo lời người khách phương Bắc, Đinh Tiên Hoàng đặt gươm ở cổ ngựa khiến thế đất từ tốt chuyển thành xấu vì “đầu ngựa mang gươm thì bị giết cả cha và con” (Đinh Tiên Hoàng – TTNL). Trong truyện Tả Ao tiên sinh, vị thầy phong thủy tài giỏi này cắm được ngôi huyệt quý giúp con cháu có quyền nghiêng thiên hạ nhưng vua Trung Hoa sai người đến phá, đào trộm mả và lừa bắt con trai ông mang đi. Nhiều long mạch trên khắp nước Việt ta đã bị phá đi như thế.
Nhìn chung thế giới tâm linh thông qua các yếu tố phép thuật, tướng số, bói toán, phong thủy... rất phong phú và đa dạng. Những yếu tố này suy cho cùng đã ăn sâu vào tiềm thức trong mỗi con người . Người ta ăn, ngủ, làm việc, phấn đấu cho tương lai và cả sau khi chết đều không thể thiếu bàn tay dẫn dắt của tâm linh. Nó như những ngọn đèn giúp con người soi tỏ mục đích sống, như những đôi cánh giúp con người thực hiện chân trời mơ ước, và đôi lúc nó như chiếc vòng kim cô kìm tỏa, thức tỉnh những đam mê vượt quá mức kiểm soát của con người. Nó là chiếc chìa khóa vạn năng mở ra đường sinh đường tử mà con người đang ngụp lặn trong bể khổ của trần gian này phải dè chừng và kiêng sợ. Một khi mọi bí ẩn còn chưa có lời đáp thì nó vẫn còn có khả năng thả sức nâng bước con người cũng như có thể trong chừng mực nào đó cưỡng chế tham vọng của con người. Xét cho cùng, yếu tố tâm linh ít nhiều cũng giáo dục đường ngay lẽ phải giúp con người sống tốt hơn, thiện hơn. Tất nhiên chuyện “buôn thần bán thánh” mưu cầu lợi ích cá nhân cũng không thể tránh khỏi khi sự hiểu biết của con người còn nhiều hạn chế.
Post a Comment